Tầm vóc, chiều cao cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều các nhân tố khác nhau: Di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống… Bài viết này sẽ chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Từ đó, mẹ có thể điều chỉnh để giúp con có được tầm vóc phát triển tốt hơn.
Xưa đến nay trong chúng ta ít nhiều cũng vẫn có quan niệm “Trẻ cao lớn hay không là do yếu tố di truyền từ bố mẹ, ông bà chúng”.
Đây là một quan điểm không đúng hoàn toàn cũng không sai. Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra yếu tố di truyền có ảnh hưởng khoảng 23% cho sự phát triển trẻ nhỏ, đặc biệt là chiều cao.
Đó là lý do giải thích vì sao những bé có bố mẹ cao to thường có cơ hội phát triển vóc dáng tốt hơn những bé có bố mẹ trung bình.
Tuy nhiên mức ảnh hưởng này không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn giống như mọi quan niệm xưa kia.
Vì vậy, nếu không may bố mẹ có vóc dáng nhỏ nhắn cũng đừng quá lo lắng về sự cải thiện tầm vóc của trẻ. Chúng ta vẫn còn hơn 70% của các yếu tố khác tác động lên sự phát triển này.
Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai
Một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao cân nặng của bé ít ai ngờ tới chính là thời kỳ mang thai của mẹ.
Chúng ta vẫn cho rằng thời kỳ này không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của bé. Tuy nhiên, quan điểm đó quả thật sai lầm, đây chính là tiền đề cho sự phát triển của bé sau này. Khảo sát cho thấy, những đứa bé có thời kỳ thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ DHA, ARA, Vitamin, khoáng chất đặc biệt là sắt và canxi.
Những đứa bé sinh đủ tháng, đủ ngày nằm trong vòng cân nặng từ 2.9 đến 3.8kg. Tất cả sẽ có tầm vóc phát triển tốt hơn các bé sinh thiếu tháng, thiếu cân nặng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ yếu tố quyết định
Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao cân nặng của bé. Yếu tố này có sức ảnh hưởng tới hơn 40% trên tổng số các yếu tố ảnh hưởng.
Chế độ dinh dưỡng chính là nguồn chất được mẹ cung cấp mỗi ngày của bé. Muốn bé cao to, khỏe mạnh mẹ cần mang tới cho bé một chế độ ăn hàng ngày khoa học nhất. Cung cấp đủ chất đạm, chất béo ở lượng vừa phải, tăng cường khoáng chất, vitamin và một số vi chất. Điều đó giúp tạo điều kiện cho bé có được cơ hội bứt phá trong những năm tháng tuổi thơ để có vóc dáng cao lớn.
Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của trẻ. Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất… Các nhóm chất này có trong các loại rau và trái cây, thực phẩm như thịt, cá, phô mai, các loại hạt…
Trong trường hợp trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ do mẹ có ít hoặc không đủ sữa, việc lựa chọn sữa công thức làm nguồn dinh dưỡng thay thế rất cần thiết để giúp con phát triển tốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý chọn sữa phù hợp với độ tuổi, có hệ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.
Thói quen sinh hoạt của trẻ
Thói quen sinh hoạt tưởng chừng vô hại như lười vận động, hay ngủ muộn tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng phát triển chiều cao cân nặng của bé.
Có nhiều bậc cha mẹ, ông bà vì cho rằng con trẻ không cần phải vận động nhiều, dễ mất sức ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế thường xuyên không cho con ra ngoài, chơi thể thao hay đơn giản chạy bộ mỗi ngày. Đây là chính là điểm tiêu cực trong chăm sóc con cái hiện nay. Việc lười vận động khiến quá trình trao đổi chất diễn ra thấp, chậm, năng lượng ít được giải phóng đúng cách. Do đó, sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hoặc thói quen đi ngủ muộn sau 22h cũng khiến chiều cao, cân nặng của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không phải bé ngủ đủ giấc là được, mà giấc ngủ cần được thực hiện đúng thời điểm. Ví dụ từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là thời điểm ngủ sâu để tiết hocmone sinh trưởng mạnh, bỏ qua giai đoạn này đồng nghĩa với bé bỏ qua cơ hội nâng cao tâm vóc của bản thân.
Môi trường sống của trẻ
Ngày nay, môi trường sống đang dần bị công nghiệp hóa, sự ô nhiễm quá nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển chiều cao cân nặng của bé. Môi trường sống độc hại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé: Gây bệnh tật khiến bé dùng kháng sinh ngày một nhiều. Điều này gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé, làm cơ thể chậm lớn.
Ảnh hưởng bởi thực phẩm
Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nữa chính là nguồn thực phẩm dùng mỗi ngày. Chính nguồn thực phẩm bẩn, vấn nạn của hóa chất, chất kích thích đã khiến bé ngày một thấp còi hơn. Nghe có vẻ vô lý nhưng đây đang là điều cảnh báo của nhiều tổ chức y tế, dinh dưỡng thế giới.
Sự tồn dư chất kích thích sinh trưởng quá lớn khiến bé dậy thì sớm. Những giai đoạn đầu tiên bé có thể cao lớn vượt trội, tuy nhiên mọi thứ bị ép quá sớm đều không tốt. Sau quá trình lớn vượt trội đó các đầu xương khớp bị đóng lại, bé không còn khả năng phát triển chiều cao, cân nặng. Điều đó khiến tầm vóc của bé bị chậm lớn tại giai đoạn trưởng thành.
Nguy cơ béo phì cũng đang đáng báo động của nước ta. Những đứa trẻ thừa cân đồng nghĩa với việc tồn tại nhiều bệnh tật, khiến cơ thể có sự tăng trưởng quá mức làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển về sau.
Chăm sóc, gần gũi của bố mẹ
Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố có tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.
Trên đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chiều cao cân nặng của bé. Mỗi yếu tố đều đóng góp một phần trong việc tạo lên tầm vóc của bé. Vì thế, mẹ cần có sự điều chỉnh tối ưu để con có cơ hội phát triển đúng chuẩn nhất.