Rất nhiều bà mẹ chăm con kĩ nhưng bé vẫn bị chê gầy. Những áp lực vô hình này khiến mẹ ép con ăn nhiều hơn, có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ kém hấp thu. Các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm không được tiếp nhận tốt trong quá trình tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần cho sự phát triển nên dù ăn tốt thì bé vẫn còi cọc và chậm tăng cân.
Khi bạn cho trẻ ăn, thức ăn sẽ đi vào dạ dày, nhưng đó chỉ là một phần của quá trình. Khi vào trong ruột của trẻ, hệ vi sinh vật đường ruột và các enzym tiêu hóa sẽ hoạt động, phá vỡ thức ăn thành các phân tử đủ nhỏ để cơ thể hấp thụ. Tại đây, chúng di chuyển vào máu và bắt đầu hành trình di chuyển khắp cơ thể của trẻ. Khả năng cơ thể của trẻ thực hiện quá trình này rất quan trọng vì sự hấp thụ chất dinh dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình này.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể của trẻ hấp thụ từ thực phẩm mà mẹ chế biến có thể chỉ là 10%. Khi hoạt động ở mức tối ưu, nó có thể là 90%.
Kém hấp thu là tình trạng trẻ em ăn uống đầy đủ nhưng hệ tiêu hóa không tiếp nhận dưỡng chất giống như bình thường. Về lâu dài, điều này sẽ khiến cơ thể mất đi nguồn dinh dưỡng quan trọng (vitamin, khoáng chất, protein), dẫn đến suy giảm đề kháng, chậm phát triển và thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm như gãy xương, nhiễm trùng, đầy hơi hoặc tiêu chảy mãn tính ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng kém hấp thu ở trẻ
+ Trẻ đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn hạt thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn (hay còn gọi đi phân sống) và có mùi tanh. Khi quan sát trong bồn vệ sinh, cha mẹ có thể nhận thấy váng nổi trên mặt nước do mỡ không hấp thu trong phân.
+ Xuất hiệu triệu chứng đau bụng, sôi bụng, căng tức bụng, buồn nôn và nôn mửa ở trẻ.
+ Đề kháng suy giảm khiến trẻ có nguy cơ nhiễm trùng cao.
+ Có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân rất chậm. Cùng với đó, trẻ lớn lên dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao, mệt mỏi, uể oải và kém linh hoạt.
+ Da khô, dễ bị bầm tím ngay cả khi va chạm nhẹ.
+ Cảm xúc thay đổi thường xuyên, hay quấy khóc và dễ cáu gắt.
+ Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện thiếu hụt vi chất như niêm mạc ở mắt nhợt nhạt do thiếu sắt, phù chân do thiếu vitamin B1 hoặc đau cơ, chuột rút do thiếu canxi.
Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do đó khả năng miễn dịch rất non kém và rất dễ mắc phải các hội chứng rối loạn đường tiêu hóa.
Trẻ ăn dặm quá sớm
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là hệ quả của chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Ví dụ, có nhiều mẹ bắt đầu tập cho con ăn dặm từ trước 6 tháng tuổi. Đây là cách nuôi dưỡng sai lầm, không chỉ khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng, mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
Ngoài ra, nếu bố mẹ không hướng dẫn trẻ làm quen từ từ với thực phẩm có tính dị nguyên cao hoặc cấu trúc phân tử phức tạp như lòng trắng trứng, các loại hải sản thì nguy cơ trẻ kém hấp thu dưỡng chất sau này rất cao.
Mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày
Chế độ ăn uống thiếu cân bằng giữa bốn nhóm dưỡng chất thiết yếu (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất) là nguyên nhân dẫn đến hội chứng kém hấp thu, khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, chậm tăng cân và rối loạn tiêu hóa.
Loạn khuẩn ruột
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tình trạng này cũng chính là nguyên nhân làm gián đoạn và giảm hiệu quả quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.
Tình trạng này thường xảy ra đối với trẻ sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày.
Thiếu enzyme tiêu hóa
Tình trạng thiếu hụt enzyme tiêu hóa nội sinh (tồn tại trong tuyến nước bọt, gan hoặc tụy) là tác nhân khiến quá trình chuyển hóa dưỡng chất diễn ra chậm, ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ thức ăn ở đường ruột của bé.
Hệ quả của tình trạng kém hấp thu ở trẻ
“Kém hấp thu” là tình trạng bộ máy tiêu hóa của trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn được ít hơn so với bình thường. Vì vậy, dù ăn uống tốt nhưng trẻ vẫn bị thiếu hụt các vitamin, protein, protid, lipid, glucid, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển của cơ thể. Khi bị thiếu hụt dưỡng chất sẽ kéo theo sự thiếu hụt năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Lâu ngày, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển chiều cao và cân nặng.
Không đủ dưỡng chất, trẻ sẽ mệt mỏi, không đủ lực cho trí óc tập trung, tư duy nên trẻ kém hấp thu thường kém thông minh, chậm chạp và tự ti hơn những trẻ bình thường.
Thiếu dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, trẻ rất dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy, táo bón… Trẻ bị suy giảm sức đề kháng có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn so với trẻ bình thường.
Trẻ kém hấp thu mẹ phải làm sao?
Để cải thiện tình trạng kém hấp thu, cha mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng
Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu là “chìa khóa” hỗ trợ đường ruột phục hồi tổn thương (nếu có), loại bỏ độc tố và chất nhầy dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó cân bằng khả năng hấp thu tốt hơn cho bé. Như vậy, vấn đề đặt ra trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?
+ Thực phẩm giàu chất đạm (ưu tiên đạm có nguồn gốc động vật): Chất đạm cung cấp hàm lượng acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Nhờ đó, cơ thể của trẻ dễ dàng hấp thu thành phần dinh dưỡng, duy trì tốc độ phát triển ổn định. Thực phẩm giàu chất đạm bao gồm: sữa, lòng đỏ trứng, cá, tôm, cua.
+ Thực phẩm giàu chất béo: Ngoài chất đạm, chất béo là giải đáp cho vấn đề trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì. Chất béo giúp cơ thể tiếp nhận các loại vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) và cung cấp acid béo no cần thiết, cải thiện khả năng hấp thu của trẻ. Thực phẩm giàu chất béo bao gồm: bơ, lạc, các loại hạt, vừng, cá hồi, dầu thực vật.
+ Thực phẩm giàu Glucid: Glucid là vi chất tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy cơ thể hấp thu dưỡng chất nhiều hơn, nhằm kích thích tạo ra tế bào, mô cơ và xương sụn. Thực phẩm giàu glucid bao gồm: gạo, khoai sắn, bột mì, bánh mì trắng, sữa.
+ Thực phẩm giàu khoáng chất: Sắt, Canxi, Lysine, Kẽm, Crom hoặc Selen là nhóm khoáng chất thiết yếu hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dưỡng chất và cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống ngon hơn. Các loại thực phẩm giàu khoáng chất bao gồm quả hạch và hạt, rau họ cải, đậu, bơ, trứng, động vật có vỏ.
+ Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì, chất xơ hòa tan là một gợi ý đáng được cân nhắc. Đây là vi chất hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, tạo điều kiện cho trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như yến mạch, cà rốt, táo, chuối, đậu bắp, cải bó xôi, cam, quýt.
+ Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin được chứng minh mang lại hiệu quả tích cực đối với bệnh lý trong cơ thể, trong đó phải kể đến hội chứng kém hấp thu, giúp bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng tối ưu ở trẻ em. Thực phẩm giàu vitamin bao gồm súp lơ xanh, thịt, gia cầm, cá, sữa, hạt và quả hạch.
Mẹ nên chú ý không cho trẻ ăn quá dư thừa vì như vậy khiến trẻ khó tiêu hóa và không hấp thu được. Hơn nữa, ép trẻ ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ khiến trẻ biếng ăn tâm lý.
Ngoài mẹ cũng nên hạn chế một số thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày, để trẻ tiếp nhận dưỡng chất tối ưu, bao gồm: thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh, chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ, phụ gia thực phẩm, socola, nước ngọt có gas.
Uống đủ nước mỗi ngày
Vai trò đặc biệt của nước là hòa tan vitamin – khoáng chất trong thực phẩm, chuyển hóa trở thành nguồn dưỡng chất thiết yếu và sau đó, phân phối khắp cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ duy trì hoạt động ổn định. Do đó, nguyên tắc quan trọng là phụ huynh phải đảm bảo cho con uống đủ nước mỗi ngày, tối đa 2 – 2,5 lít nước nhằm cải thiện khả năng hấp thu ở bé.
Tăng cường vận động cho trẻ
Hoạt động thể chất có vai trò thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường khả năng hấp thụ, cũng như cải thiện tiêu hóa của bé. Mỗi ngày, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ vận động, tham gia bài tập thể chất như đi bộ, chạy nhảy, bơi lội… khoảng 30 phút, vừa tốt cho sức khỏe vừa nâng cao tâm trạng, giúp con thoải mái, yêu đời và thỏa sức khám phá thế giới xung quanh.
Tập thói quen vệ sinh cá nhân và thân thể sạch sẽ
Môi trường sống kém vệ sinh và bản thân của trẻ không có thói quen làm sạch thân thể là điều kiện hàng đầu cho vi khuẩn tác động xấu đến cơ thể, gây ra vấn đề tiêu hóa như hội chứng kém hấp thu.
Để ngăn ngừa điều này, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân và đánh răng hàng ngày; chú ý rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi làm sạch mũi, chơi đùa với vật nuôi và sử dụng nhà vệ sinh. Cùng với đó, hãy kiểm tra, cắt dũa móng tay của con thường xuyên vì bụi bẩn có thể bám lại dưới móng, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.
Kết hợp dùng sữa giúp hấp thu tốt, tiêu hóa dễ dàng
Trong giai đoạn phát triển đầu đời, sữa là nguồn dưỡng chất thiết yếu được khuyến nghị bổ sung đầy đủ cho bé. Bên cạnh sữa mẹ, mẹ nên ưu tiên bổ sung thêm các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu. Một trong những sản phẩm sữa chất lượng, đáp ứng tốt những tiêu chí trên đang được nhiều mẹ bỉm tin tưởng lựa chọn hiện nay là ECOGOLD COLOSTRUM BABY, SỮA BỘT ECOGOLD BABY, SỮA BỘT ECOGOLD COLOSTRUM PEDIA,…
Các sản phẩm Ecogold cho bé yêu đặc biệt hiệu quả đối với trẻ kém hấp thu bởi Đạm trong Ecogold colostrum baby có tỷ lệ 80% đạm Whey, 20% đạm Cassein, tương tự như đạm trong sữa mẹ nên rất dễ tiêu hoá, dễ hấp thu. Hơn thế nữa, Mama sữa non Star còn chứa nhiều chất xơ FOS, chất béo MCT nên rất dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, cùng các Vitamin nhóm B, Lysine, kẽm giúp trẻ tăng cường hấp thu, hỗ trợ tiêu hóa.
Đối với trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, Các dòng Ecogold cho bé yêu có chứa sữa non với 64 tỷ bào tử lợi khuẩn trong mỗi lon 800g (Bào tử lợi khuẩn ưu việt hơn hẳn lợi khuẩn ở các sữa thông thường vì nó có thể chịu được nhiệt độ lên đến 80oC và đi qua được axit dạ dày) sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hoá, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hấp thu, giúp trẻ hết táo bón, tiêu chảy, phân sống, rối loạn tiêu hoá, từ đó giúp trẻ ham ăn hơn, tăng cân đều